Hẳn là bạn đã từng nghe đâu đây cụm từ RAM DDR3 hay RAM DDR3L trên laptop, bạn thắc mắc không biết kí hiệu đó nghĩa là gì và nó khác nhau như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu thêm về thế nào là RAM DDR3L nhé!
1RAM DDR3L là gì?
Để hiểu về RAM DDR3L là gì thì bạn cần biết về RAM DDR3 là gì. Vào năm 2007 thì thế hệ RAM tiếp theo là DDR3 đã ra đời với với tốc độ rất nhanh và bộ nhớ lớn đồng thời tiết kiệm năng lượng hơn 30% so với thế hệ DDR2.
Năm 2014 là năm của kỷ nguyên công nghệ, nhà sản xuất Intel đã cho ra đời bộ vi xử lý CPU Haswell sử dụng RAM với công nghệ mới nhằm giảm điện năng tiêu thụ là RAM DDR3L hay còn gọi là PC3L. Chữ “L” trong cụm DDR3L ở đây có nghĩa là “Low” tức là tiết kiệm điện năng.
Hiện nay các dòng laptop trên thị trường có vi xử lý CPU Haswell đều sử dụng RAM DDR3L (PC3L) có công dụng tiết kiệm điện năng, nhiệt độ tỏa ra thấp là điều có ý nghĩa rất lớn đối với các dòng máy tính bảng, các dòng laptop được thiết kế nhỏ gọn như ultrabook dùng CPU tiết kiệm điện
Các phiên bản DDR3L (PC3L) hiện có trên thị trường : PC3L 2 GB bus 1600(1866), PC3L 4 GB bus 1600(1866), PC3L 8 GB bus 1600(1866), PC3L 16 GB bus 1600(1866) (kit), của Corsair, Samsung, Kingston, Kingmax, Patriot, Hynix...
Một thanh RAM DDR3L được sản xuất bởi hãng Corsair
2RAM DDR3L và DDR3 có lắp chung được không?
Hiện nay, khi bạn muốn thay RAM cho laptop thì cần kiểm tra trước là máy đang sử dụng loại RAM nào và tìm mua loại RAM tương tự vậy để tránh tình trạng xung đột RAM, ảnh hưởng đến máy.
Tuy đến thời điểm hiện tại chưa có minh chứng nào xác minh được việc gắn chung 2 thanh RAM DDR3L và DDR3 có gây ra hiện tượng cháy chân RAM hay không nên tốt nhất các bạn đừng nên thử.